top of page

Tin tức - Sự kiện 

           

 

            News - Event

“Everything you can imagine is real.” 
Pablo Picasso

Dù lượn Là gì?
Dù lượn là gì?:
  • Dù lượn là môn thể thao hàng không mà Phi công cất cánh bay bằng dù từ trên đỉnh núi xuống. Dù lượn là thiết bị bay nhẹ nhất hành tinh và hoàn toàn không sử dụng động cơ hỗ trợ. Dù lượn chỉ sử dụng gió, năng lượng mặt trời và tận dụng địa hình để duy trì độ cao.Cấu tạo nguyên lý của dù lượn: (Hình ảnh)

  • Một bộ thiết bị dù lượn bao gồm: vòm dù, đai ngồi và hệ thống dây đai, dù dự phòng, các thiết bị điện tử, nón bảo hiểm, tất cả nặng khoảng 12-18 kg. 

     

    • Cánh Dù chính: một cánh dù được khi căng lên có diện tích khoảng 25-35 m2, sải cánh từ 8-12 m, nặng từ 3-7 kg. Loại dù để bay Đôi – Tandem thường có diện tích gấp đôi dù cho một người. Dù được làm từ 2 lớp vải đặc biệt, có đặc tính nhẹ bền không thấm khí và chịu nhiệt tốt, ở giữa là khoảng trống và có các tấm vải xếp dọc giống như một hệ thống xương sườn. Giữa các tấm vải này là xoang khí, các xoang khí này được may hở phía trước và kín phía sau để hút không khí vào giúp bơm phồng cánh dù và dữ hình dạng của dù giống như một chiếc cánh máy bay.

    • Hệ thống dây bao gồm nhiều dây làm bằng vật liệu tổng hợp, được bố trí dưới vòm dù giữ nhiệm vụ treo đai ngồi của phi công và để điều khiển hướng hoặc tốc độ của dù lượn.

    • Đai ngồi (harness) là thiết bị cho Phi công ngồi an toàn và thoải mái trong suốt chuyến bay. Đai ngồi được nối với hệ thống dây dù bằng hai khóa kim loại. Phi công được giữ an toàn trên đai ngồi bằng một hệ thống dây khóa hai đùi, bụng và ngực. Đai ngồi có lớp mút xốp dày bảo vệ lưng và mông phi công, phía sau có túi đựng balô dù và phía dưới có ngăn đựng dù phụ.

    • Dù phụ: Loại dù chỉ sử dụng khi khẩn cấp. Dù phụ thường có dạng hình tròn và được gắn trực tiếp vào Đai ngồi.

    • Ngoài ra các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, giầy cao cổ, một bộ quần áo chuyên dụng là  cần thiết. Không những tránh được lạnh khi bay lâu trên cao mà còn tránh xây xước khi rơi vào bụi cây hoặc bị kéo lê trên mặt đất.

 

Nguyên lý bay của dù lượn
 
  1. Cất cánh: Các thiết bị được kiểm tra và lắp đặt chính xác hoàn toàn tại điểm cất cánh thông thường là trên đỉnh núi. Phi công ngồi vào Đai và khóa các đai an toàn. Đợi cơn gió thích hợp sẽ kiểm tra dù mở hoàn toàn và cất cánh rời khỏi núi. (Clips)

  2. Bay: Thực tế là Dù lượn luôn luôn rơi với tốc độ khoảng -1.2m/s và  tỉ lệ lượn xấp xỉ 9:1 (cao 1 phần đi xa được 9 phần). Trong quá trình lượn, nếu gặp vùng không khí nâng thì dù lượn có thể duy trì độ cao lâu hơn từ nhiều phút đến nhiều giờ bay. Các phi công kinh nghiệm có thể tìm kiếm được các vùng không khí nâng trong không gian dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về Khí hậu, môi trường, địa hình tự nhiên.

  3. Hạ Cánh. Phi công lựa chọn điểm hạ cánh an toàn. Hạ cánh ngược gió.

 

Khả năng Bay và duy trì độ cao của dù lượn
 
  • Duy trì độ cao nhờ gió thổi vào vách núi: Khi gió thổi vào một vách núi và vượt qua sườn núi sẽ tạo một lực nâng đủ giúp cánh Dù duy trì độ cao. Xem Hình số 1

  • Duy trì và kiếm độ cao nhờ vào luồng khí nóng: Khi mặt trời đốt nóng bề mặt trái đất, một số vùng địa hình tích nhiệt sẽ làm nóng không khí và không khí nóng này sẽ nhẹ hơn và bay lên cao. Dù lượn lợi dụng luồng không khí nóng này để duy trì độ cao và có khi lên được đến tận đáy của các đám mây. Xem hình 2

  • Bay nhờ vào hiệu ứng tạo sóng nâng của gió. Khi Gió thổi vào sườn núi sẽ tạo ra hiệu ứng hình sóng phía sau của vật cản. Xem hình

  • Bay ĐÔI – Tandem:

Bay đôi là hình thức bay dành cho 2 người trên cùng một cánh dù. Người điều khiển bắt buộc phải là phi công rất kinh nghiệm với nhiều giờ bay và thực hiện nhiều bài kiểm tra về kỹ thuật và kiến thức an toàn hàng không. Người hành khách bay kèm không nhất thiết phải là phi công với yêu cầu đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động các môn thể thao mạo hiểm. (Lưu ý những người gặp vấn đề về Huyết áp và Tim mạch không nên tham gia)

 

Làm thế nào có thể trở thành phi công bay Dù lượn

Dù lượn là môn Thể Thao chuyên nghiệp cần có sự Đầu tư và Tập trung cao độ trong việc Học tập và tích lũy Kinh nghiệm, Kỹ năng, Kiến thức và Ý thức để kiểm soát các yếu tố An toàn cho mỗi chuyến bay. 

Chúng tôi rất mong các bạn quan tâm từng bước tiếp xúc với môn Thể thao Dù lượn không nên vội vàng. Qua sự hỗ trợ và tư vấn của các HLV kinh nghiệm của chúng tôi, bạn sẽ xác định lộ trình để trở thành một phi công Dù lượn THỰC SỰ tung cánh chia sẻ bầu trời tự tin an toàn và hơn hết là giấc mơ bay của chính bạn sẽ thực hiện trong tầm tay.

 

  • Nếu bạn muốn thử cảm giác của mình với môn thể thao này thì chỉ việc đăng ký Bay Đôi - Tandem với những phi công kinh nghiệm và được đào tạo bài bản nhất. Các bạn sẽ có một chuyến bay để có thể quyết định đến với môn dù lượn trong tương lai. (Hình ảnh + Link đăng ký)

  • Nếu bạn muốn thử nghiệm kỹ hơn với khả năng đáp ứng của bản thân thì chỉ cần trải nghiệm 2 ngày với dù lượn. Các bạn sẽ được thử các kỹ năng điều khiển Dù ở độ cao an toàn, lý thuyết căn bản. Kết thúc 2 ngày bạn sẽ có kiến thức cơ bản và hiểu biết tổng quát về môn dù lượn để có thể quyết định theo đuổi bầu trời hay không. (Hình ảnh + Link đăng ký)

 

  • Để trở thành Phi công dù lượn thực thụ theo chương trình chuẩn Quốc tế bạn cần phải trải qua khóa huấn luyện ít nhất từ 6-10 ngày với những HLV chuyên nghiệp với giáo trình và thiết bị luyện tập sẵn có của CLB. Kết thúc khóa học bạn sẽ có chứng chỉ Phi công tập Sự P2 và sẵn sàng cho những chuyến bay độc lập. (Các cấp độ phi công dù lượn tiếp theo xem thêm ở đây) (Link đăng ký)

  • Yêu cầu về sức khỏe:. Đáp ứng như Yêu cầu của cấp giấy phép lái xe Hạng B2 hoặc A2 trở lên. Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định Số: 33/2008/QĐ-BYT

 

Thiết bị bay căn bản cần thiết cho phi công sau khi có Chứng chỉ có thể bay độc lập:

  • Cánh dù chính, Đai ngồi, Dù phụ

  • Mũ bảo hiểm, giầy bảo hộ, găng tay.

Thiết bị hỗ trợ (nên có):

  • Liên lạc: Bộ đàm, điện thoại

  • Định vị GPS, Vario đo tốc độ nâng, máy đo gió.

 

eserve your spot
bottom of page